Đèo Hải Vân – Thiên Hạ Đệ Nhất Hùng Quan

Đèo Hải Vân – Thiên Hạ Đệ Nhất Hùng Quan

5 (100%) 4 votes



Đèo Hải Vân là một trong những cung đường cuốn hút nhất thế giới (được tạp chí Guardian bình chọn). Không chỉ nổi tiếng về sự ngoạn mục và hiểm trở, mà Hải Vân còn vang danh với vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt vời.

Đèo Hải Vân là của Huế hay Đà Nẵng ?

Đèo Hải Vân là hàng rào khí hậu giữa vùng nhiệt đới chịu ảnh hưởng của gió mùa Nam Á: miền Nam với khí hậu 2 mùa (mùa khô và mùa mưa) và miền Bắc nằm trong khí hậu cận ôn đới.

Đèo Hải Vân nằm trên một nhánh núi đâm ra biển thuộc dãy Bạch Mã (một phần của dãy Trường Sơn), nối liền và là ranh giới địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng. Đèo cao 500m so với mực nước biển và dài khoảng 20km. Gọi là “Hải Vân” vì nơi đây có cảnh sắc vô cùng tuyệt đẹp, đỉnh đèo quanh năm có mây che phủ và chân đèo là biển mênh mông xanh thẳm. Hải Vân còn có tên khác là đèo Mây vì đỉnh đèo thường có mây hay đèo Ải Vân vì trên đỉnh đèo có một cửa ải (Hải Vân Quan)

Có nhiều tranh cãi về việc Hải Vân thuộc quản lý của Huế hay Đà Nẵng. Nhưng theo những gì lịch sử ghi lại, và 3 chữ “Hải Vân Quan” ngay trên cửa Ải Hải Vân mặt hướng về phía Đà Nẵng, 4 chữ “Thiên Hạ Đệ Nhất Hùng Quan” mặt hướng về phía tỉnh Thừa Thiên Huế, nên có thể tạm nói là, Đèo Hải Vân là nơi bắt đầu địa phận của Huế, là cửa ải của 2 nước hồi trước.

 

Thiên Hạ Đệ Nhất Hùng Quan
Thiên Hạ Đệ Nhất Hùng Quan (Mặt hướng về Huế)
Hải Vân Quan
3 Chữ Hải Vân Quan hướng về Đà Nẵng

Đèo Hải Vân theo cái nhìn của lịch sử

Ông Doumer, Toàn quyền Đông Dương, tháng 3 năm 1897 đi ngựa qua đèo Hải Vân và ghi lại trong hồi ký như sau: “Bây giờ chúng tôi ở đỉnh đèo. Con đường bị chặn lại bởi một thành phòng thủ người An Nam chắc chắn, đẹp mắt, thế đứng uy nghiêm. Cũng như chúng tôi, thành thu mình trong sương mù… Khi chúng tôi mới đến thì mây xung quanh chúng tôi bay nhanh hơn, bay dồn dập, tan loãng và biến mất vì gió thổi. Thế là không gian khô ráo, trong trẻo, có ánh nắng. Tất cả sáng ra trong mắt chúng tôi … Thật là mê mẩn. Không có một cảnh thần tiên nào … mà vừa đẹp mắt, vừa lớn lao như vậy …”

Toà thành phòng thủ Doumer nói ở đây chính là cửa ải Hải Vân, được xây đựng từ đời Trần, trùng tu dưới thời Minh Mạng, từng được chính bản thân vua Lê Thánh Tông khi dừng quân ở đây năm Canh Thìn 1470 ban tặng là “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” (Cửa ải hùng vĩ nhất thiên hạ)!

Năm 1306, Vua Chiêm là Chế Mân cắt đất 2 châu Ô, Ri để cầu hôn Huyền Trân công chúa thì cửa ải là ranh giới 2 nước Chiêm-Việt. Năm 1402, vua Chiêm là Ba Bích lại cắt thêm đất Chiêm động, Cổ Luỹ để cầu hoà nhà Hồ thì cửa ải là ranh giới giữa Thuận Hoá và Quảng Nam.

Ngày nay từ Huế vào Hội An và ngược lại đều phải đi qua Hải Vân, nếu theo tour của VM Travel qua Hải Vân bằng đường đèo thì rất tuyệt. Tờ báo Guardian bình chọn đây là 1 trong tọp 10 cung đường ngoạn mục và cuốn hút nhất thế giới (Link Here). Bích Khê, nhà thơ tiền chiến đã từng có những câu thơ đầy sau lắng về Đèo Hải Vân:

“Đường đời thành bại chòm mây bạc.

Tiếng cũ anh hùng ngọn cỏ lau.

Nhìn cảnh nước non non nước ấy.

Ngàn xưa dâu bể chạnh lòng đau!”

Hải Vân và những chuyến phiêu lưu

Bạn có thể chọn con đường từ Huế vào Đà Nẵng /Hội An hoặc từ Hội An/ Đà Nẵng ra Huế, đều phải đi ngang Hải Vân. Tuy nhiên hiện nay đã có Hầm Hải Vân nối liền 2 tỉnh, nên nếu muốn xem được cái “Cửa Ải Hùng Vĩ Nhất Thiên Hạ”, bạn chỉ có thể chọn con đường đi bằng xe máy (được chọn nhiều nhất), xe đạp (có thể), hoặc nếu đi theo nhóm thì bạn có thể thuê xe du lịch từ 4 chỗ – 7 chỗ hoặc 16 chỗ, nhớ nhắc tài xế đi qua đèo Hải Vân chứ đừng đi hầm nhé (nhanh hơn nhưng chẳng biết được gì)

Bạn còn chần chờ gì nữa mà chưa lên đường “nhìn cảnh nước non non nước nước ấy?”.

By VM Travel

Bình Luận

comments