NHẬT KÝ LANG THANG 9: Nghệ Thuật Điêu Khắc

NHẬT KÝ LANG THANG 9: Nghệ Thuật Điêu Khắc
5 (100%) 1 vote



Có những người không phải gốc Huế nhưng lại “rất Huế”. Điêu khắc gia Lê Thành Nhơn là một điển hình đặc sắc.
Ông Nhơn sinh ra ở Thủ Dầu Một tình Bình Dương, tốt nghiệp thủ khoa trường Cao đẳng Mỹ thuật Gia Định. Ông từng làm giáo sư dạy điêu khắc cho trường Mỹ thuật Huế từ năm 1970. Thời gian ở Huế tuy ngắn ngủi, chưa đầy 5 năm nhưng Huế đã để lại trong ông những hoài niệm khó phai. Sau nầy khi định cư tại Úc, ông có lần bộc bạch tâm sự:”Nhớ quá, Huế quê hương vàng son, nhân tình keo sơn, tình bằng hữu liền như sông núi, mặc dù xa ngàn dặm mà sao gần trong gang tấc”.

nhat-ky-lang-thang-9-1
Nghe nhà giáo, nhà dịch thuật Bửu Ý kể lại thì do hiểu tấm chân tình của điêu khắc gia tài danh nầy, Bửu Ý đã khuyên ông nên để lại cho Huế một chút gì đó để nhớ để thương. Nghe lời bạn, mùa hè năm đó Lê Thành Nhơn ở lại Huế và bức tượng đồng Phan Bội Châu cao 4.5m, nặng gần 5 tấn ra đời. Có thể nói đây là bức tượng chân dung đẹp nhất Việt Nam (cho đến thời điểm nầy). Trước năm 1975, mình đã thấy nó ở lò đúc trên đường Huyền Trân, trước mặt trường Tiểu học Phường Đúc.

nhat-ky-lang-thang-9-1-1
Tượng cụ Phan Bội Châu được đặt ở vị trí trang trọng nhưng không có một dòng nào về tác giả của bức tượng đẹp và có thần nầy.

Lê Thành Nhơn còn nhận lời sáng tạo bức tượng Quán Thế Âm cho Trung Tâm Văn hoá Liễu Quán của Phật giáo Huế. Và, tám tháng trước khi mất, ông gửi thư cho thầy Bửu Ý ký thác bức tượng Cô gái Việt Nam của ông hồi đó đang đặt tại Sài Gòn, nhờ bạn đưa bức tượng về Huế mà theo lời ông nói là để bức tượng Cô gái Việt Nam “hứng một thoáng mù sương, một thoáng nắng chơi!”

nhat-ky-lang-thang-9-7
Bây giờ thì cả ba bức tượng đang cùng nằm “chơi” trên đường Lê Lợi và không chỉ hưởng “một thoáng mù sương, một thoáng nắng” mà còn hưởng cả một sự hờ hững, vô tâm của khách lại qua!
Nỗi niềm chi rứa Huế ơi. Tôi viết những dòng nầy với tư cách một người Huế để thâm tạ nhà điêu khắc về những gì ông đã làm cho Huế và để tưởng nhớ 12 năm ngày mất của ông 04.11.2002-04.11.2014.

Sơn Phan Thanh

fb.com/son.phanthanh.796

nhat-ky-lang-thang-9-3
Mình nhớ sau lưng bức tượng có câu thơ của cụ Phan “Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ”
nhat-ky-lang-thang-9-5
Tượng Quán Thế Âm ở Trung tâm Liễu Quán
Bức tượng nầy có người nói Lê Thành Nhơn đã lấy khuôn mặt của Khánh Ly để làm mẫu
Bức tượng nầy có người nói Lê Thành Nhơn đã lấy khuôn mặt của Khánh Ly để làm mẫu

   nhat-ky-lang-thang-9-6

 Tượng Cô gái Việt Nam được đưa về Huế và hiện đặt trước trường Đồng Khánh cũ
Tượng Cô gái Việt Nam được đưa về Huế và hiện đặt trước trường Đồng Khánh cũ
Nhìn bức tượng nầy rồi so sánh với các bức tượng của các "điêu khắc gia" làm trong các dịp festival thì...
Nhìn bức tượng nầy rồi so sánh với các bức tượng của các “điêu khắc gia” làm trong các dịp festival thì…

nhat-ky-lang-thang-9-10

Bác Sĩ Phan Thanh Sơn là ai?

Bác Sĩ Phan Thanh Sơn, sinh Năm 1954, làm việc và công tác tại Trường Đại Học Y Khoa Huế từ 1985 đến 2015. Một Bác sĩ, một người thầy giáo, một người bạn, và hơn nữa là một người con của Huế, nặng lòng với Huế, trải qua gần hết cuộc đời gắn liền với Huế. Thầy có rất nhiều bài về Huế được đăng trên Tạp Chí Kiến Thức Ngày Nay. Khi đã về hưu, thầy cùng với chiếc xe đạp của mình viết nên cuốn Nhật Ký Lang Thang. Nếu là một bác sĩ đã từng học tại Huế từ năm 1985 đến năm 2015, không ai là không biết và không nhớ tới Thầy Sơn mập, một chút nghiêm khắc nhưng cực kỳ vui vẻ và thân thiết qua các thế hệ sinh viên. Cuốn Nhật Ký Lang Thang được viết hầu hết dành cho Huế, như cuộc đời thu nhỏ của Thầy, trong đó có vui, có buồn, có suy nghĩ, có thổn thức tâm trạng dành cho Huế xưa đến Nay. Huế không chỉ có đền đài, lăng tẩm, chùa chiền, hãy đọc Nhật Ký Lang Thang và cảm nhận được có một Huế rất khác so với bạn nghĩ.

Bạn có thể tìm hiểu tất cả bài viết của Bác Sĩ, Thầy Giáo Phan Thanh Sơn tại đây: Bác Sĩ Sơn

idaho payday loans

Bình Luận

comments